Nhà thiên văn học Pasquale Panuzzo từ Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS) thuộc Đài thiên văn Paris (Pháp) cho biết, hố đen nói trên có tên Gaia BH3, được phát hiện một cách tình cờ nhờ dữ liệu mà Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) thu thập được trong sứ mệnh Gaia. Ông Panuzzo cho biết các nhà khoa học đã phát hiện BH3, khi quan sát thấy chuyển động “lắc lư” của một ngôi sao đang quay xung quanh hố đen. Ngôi sao này có kích thước tương đương 75% khối lượng của Mặt Trời, nhưng lại sáng hơn so với Mặt Trời.
✨ ĐỌC RỒI, XEM RỒI > chán mắt quá rồi > tìm hiểu ngay đây Wordpress Theme premium nguồn cấp phát sạch Wordpress Plugin freemium tải ngay miễn phí > tại đây nhé !
Hố đen BH3 nằm trong chòm sao Thiên Ưng (Aquila), cách Trái Đất khoảng 2.000 năm ánh sáng. Do kính viễn vọng Gaia có thể xác định vị trí chính xác của các ngôi sao, các nhà thiên văn học có thể nắm được quỹ đạo và ước tính được khối lượng của BH3 lớn gấp 33 lần khối lượng Mặt Trời. Các hình ảnh từ kính viễn vọng đã xác nhận rằng đây là hố đen có khối lượng lớn hơn bất kỳ hố đen sao nào khác trong Dải Ngân hà.
Các hố đen sao được tạo ra khi các ngôi sao khổng lồ sụp đổ vào cuối vòng đời. Hố đen này nhỏ hơn các hố đen siêu khối lượng mà các nhà khoa học hiện chưa xác định được nguồn gốc hình thành. Theo ông Panuzzo, trước đây, các nhà khoa học mới chỉ phát hiện được những hố đen lớn như vậy tại các thiên hà xa xôi thông qua sóng hấp dẫn.
BH3 được xác định là một hố đen không còn hoạt động, có vị trí quá xa so với ngôi sao đồng hành, từ đó không phát ra luồng tia X và gây khó khăn cho việc phát hiện.
Trước đó, kính viễn vọng Gaia cũng đã xác định được 2 hố đen không hoạt động khác trong Dải Ngân hà là hố đen BH1 và BH2. Sứ mệnh Gaia được triển khai cách Trái Đất 1,5 triệu km trong suốt một thập kỷ. Năm 2022, sứ mệnh này đã cung cấp bản đồ 3D về vị trí và chuyển động của hơn 1,8 tỷ ngôi sao.