Theo thông báo của SpaceX, Starship bay xa hơn đáng kể so với các lần thử trước, thực hiện hành trình xuyên quỹ đạo Trái Đất thấp trước khi gặp sự cố trong quá trình quay trở lại Trái Đất.
✨ ĐỌC RỒI, XEM RỒI > chán mắt quá rồi > tìm hiểu ngay đây Wordpress Theme premium nguồn cấp phát sạch Wordpress Plugin freemium tải ngay miễn phí > tại đây nhé !
Trong buổi phát sóng trực tiếp trên trang thông tin điện tử về hành trình bay, các nhà bình luận của SpaceX cho biết trạm kiểm soát đã mất liên lạc với tàu vũ trụ khi Starship đang trở lại khí quyển. Tàu vũ trụ đã tiến gần đến điểm đáp xuống theo kế hoạch ở Ấn Độ Dương, khoảng một giờ sau khi phóng.
SpaceX cũng đã xác nhận rằng tàu vũ trụ đã bị mất liên lạc, có khả năng bị thiêu rụi hoặc vỡ ra trong quá trình trở lại khí quyển hoặc rơi xuống biển.
Tuy nhiên, việc hoàn thành gần như toàn bộ quỹ đạo bay thử nghiệm kéo dài hơn một giờ của Starship đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển một tàu vũ trụ then chốt cho hoạt động kinh doanh phóng vệ tinh của tỷ phú Elon Musk và chương trình chinh phục Mặt Trăng của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Trong một tuyên bố đăng mạng xã hội, Giám đốc NASA, ông Bill Nelson, đã chúc mừng SpaceX về “chuyến bay thử nghiệm thành công”.
Trong lần phóng thử nghiệm đầu tiên vào tháng 4 năm ngoái, tàu vũ trụ Starship cùng tên lửa đẩy Super Heavy đã gặp trục trặc và phát nổ trên Vịnh Mexico chỉ sau chưa đầy 4 phút trong tổng thời gian dự kiến là 90 phút. Chuyến bay gặp sự cố ngay từ đầu. Một số trong số 33 động cơ Raptor của Super Heavy hoạt động trục trặc khi phóng và tên lửa tầng thấp không thể tách rời theo đúng thiết kế khỏi tàu vũ trụ Starship ở tầng trên, dẫn đến việc phải hủy bỏ chuyến bay.
Trong chuyến bay thử nghiệm thứ hai vào tháng 11/2024, Super Heavy mang theo Starship đã bay xa hơn so với lần đầu tiên và đạt được mục tiêu tách tầng. Tuy nhiên, tàu vũ trụ đã phát nổ khoảng 8 phút sau khi phóng.
Với tinh thần chấp nhận rủi ro cao hơn so với nhiều tên tuổi lâu đời trong ngành hàng không vũ trụ, SpaceX xây dựng văn hóa kỹ thuật dựa trên chiến lược thử nghiệm bay, theo đó tìm lỗi thông qua các cuộc thử nghiệm và sau đó liên tục cải tiến thông qua các lần thử nghiệm tiếp theo.