🍀 Cách trị ốc sên hại hoa lan Phong lan là một loài hoa tuyệt đẹp và cách trồng hoa lan cũng rất thú vị. Hoa lan đa dạng sắc thái chủng loại và phân bổ rộng khắp Việt Nam, Cây hoa lan Việt Nam có nhiều ưu điểm về phân loài và mang tính đặc hữu vùng miền …
Xin chào các bạn, vào thời điểm tháng 4 dương cuối xuân đầu hạ, trời miền bắc mưa ẩm và ấm hơn hẳn tháng 2 dương, các loại lan bật rễ nảy mầm gốc non xanh mơn mởn cũng là lúc các loại động vật, có hại sinh sôi, cắn phá các cây lan yêu quý của chúng ta. Đặc biệt là ốc sên và sên trần (còn gọi là sên nhớt, sên không vỏ), chúng không ăn rễ cũ, thân già mà cứ nhằm mầm gốc và đầu rễ non mà xơi, chắc vì không có răng nên chỉ thích ăn đồ mềm 😆
Các cây lan của chúng ta đang đâm mầm gốc khỏe mạnh nhìn thật thích mắt, nhưng sau một đêm ra xem thì thấy bị cắn nham nhở, không có mầm gốc thì năm tới làm gì có thân hoa, tức hết chỗ nói. Tốc độ phá thì rất nhanh, hỏng hết một lứa cây là thường. Phải tìm cách diệt sớm!
Mình chia sẻ kinh nghiệm thực tế trị ốc sên cắn phá lan của mình như sau:
Đầu tiên, thử làm theo cách trên mạng, thấy bảo rải 1 lớp vỏ trấu mỏng hoặc vỏ trứng vụn lên mặt chậu, xung quanh gốc cây vì những thứ đó có cạnh sắc, sên sẽ sợ không dám bò vào, mình làm theo tuy nhiên vẫn không thấy có tác dụng, mầm gốc vẫn bị gặm, vẫn có vết nhớt của sên trên vỏ trấu, vỏ trứng, vậy là nó không sợ. Mình thử bắt 1 con sên trần đặt lên lưỡi dao lam sắc như thế mà nó vẫn bò dc, vậy thì vỏ trứng và vỏ trấu không được.
Lại nghiên cứu tiếp, nghe bảo bẫy bằng rau và vỏ dưa hấu, chiều cũng làm thử, đặt các mảnh rau cải bắp lên mặt các giò, chậu lan, khoảng 20h cầm điện thoại bật flash ra xem, quả nhiên có sên lên ăn rau, nhặt sên ra dẫm chết thôi. Hôm sau lại tiếp tục, và vài hôm sau nữa, vẫn thấy có sên. Bẫy kiểu này thì mất công, mất thời gian quá, làm không xuể, lại bị muỗi đốt nữa 😛
Trong quá trình bắt được sên trần, để hành hạ nó mình thử rắc muối hạt lên, quả nhiên nó sợ thật, co rúm quằn quại, tiết ra nhiều nước, kiểu muối hút nước từ con sên ra, hôm sau còn thấy cái xác khô, nhưng vãi muối rắc vào chậu lan thì không được, biết sao rồi đó 😝
Lại dùng thuốc hóa học, đi ra hiệu thuốc trừ sâu người ta bán cho 1 loại thuốc trừ ốc bươu vàng, tên Pazol, cắt gói ra là bột màu vàng, hòa nước để phun. Tối làm ngay, nhưng thấy không hiệu quả, hôm sau vẫn có nhiều ốc sên và sên trần, có lẽ chỉ có tác dụng khi thuốc phun dính vào con sên, còn con nào không dính do hôm đó chưa bò ra thì vẫn sống, mà phun thuốc hóa học thì chắc chắn là độc, những tia bụi nước li ti bắn ra bay lơ lửng trong không khí sẽ dính vào quần áo, mặt mũi những phần không che bằng khẩu trang được, vậy thôi không dùng nữa. (Tìm lại trong Laptop không thấy ảnh chụp cái nhãn thuốc này)
Tiếp tục tìm hiểu, thấy có loại thuốc bả sên dạng hạt nhỏ bằng nửa cục cứt chuột, đặt mua trên Shopee về dùng thử. Nhãn hiệu TATOO, năm ngoái giá 20k, năm nay 23k, gói màu xanh dương, hạt cũng màu xanh dương, mùi hơi hôi cay xộc lên mũi, trên nhãn có thành phần Metaldehyde là thành phần độc tố đối với sên và phụ gia dẫn dụ sên ăn.
Đeo khẩu trang và găng tay nylon vào rồi đi rắc, mỗi chậu khoảng 20-25 viên, các giò ghép bảng dớn hau gỗ cũng cố rắc vào gốc, sau lười lười cầm từng nhúm rắc bừa 😤, hạt thuốc mắc cả vào các ngọn, kẽ lá, bẹ lá (nhiều ngày sau không thấy bị thối, cháy hay ảnh hưởng gì đến cây). Hôm sau ra xem thì vẫn thấy có các đường nhớt của sên để lại, nghĩ chắc thuốc này cũng không ăn thua nhưng thôi trị chán rồi kệ nó 🤪. Nhưng bất ngờ sau 5-7 ngày nhìn kỹ thì thấy có một số vỏ ốc sên ở các chậu lan, những ngày sau đó thì thấy nhiều vỏ sên hơn và ít vết nhớt óng ánh trên giá thể hơn, sau khoảng 2 tuần trở đi thì tối ra không còn thâý con ốc sên nào nữa nhưng sên trần thì còn một ít đành bắt thủ công, có lẽ thuốc này hấp dẫn ốc sên hơn sên trần, tuy nhiên hiệu quả mang lại như vậy là khiến mình cảm thấy khá hài lòng, trời mưa và có tưới nước nhưng thuốc ít tan và vẫn ở đó, thuốc này không hiệu quả 100% ngay lập tức nhưng sau 2 tuần từng lớp sên lên đều ăn bả chết. Đỡ tốn công lọ mọ đi bắt, dạng hạt không ảnh hưởng đến nguồn nước, vật nuôi, cây trồng, con người, giá cũng rẻ và nhiều, các bạn trồng khoảng 50 chậu thì mua 1 gói chắc đủ dùng rắc 2 lần (mà rắc 1 lần đã đỡ nạn ốc sên lắm rồi, đến mùa lạnh thì không có sên nữa nên 1 năm rắc 1 lần, vậy gói này dùng cho cả năm thứ 2 cũng dc), hiệu quả đem lại mình thấy là tốt nhất trong các cách đã làm. Sau đây là ốc sên đã chết còn lại vỏ, còn sên trần nó không có vỏ nếu chết thì khô teo lại không thấy xác 😄
Thẻ nhớ bị lỗi chụp xong về sau đăng bài xem lại thì 1 số bị lỗi ảnh, dùng tạm 😞
Nếu các giò lan của bạn cũng bị sên phá hoại, cứ thử mua loại thuốc này hoặc các thương hiệu khác có Metaldehyde xem sao, mình tin là đáng dùng ✌
Bên cạnh đó, ở vườn còn thấy có cóc, nhái…thì mình luôn kệ nó, không bao giờ đuổi vì nó sẽ ăn bớt các côn trùng gây hại, chắc chắn là chúng không ăn thực vật rồi 😉. Ảnh chụp sau nhiều lần gặp cậu ông zời tại vườn 😛
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, ai copy bài viết hãy ghi rõ nguồn: tác giả Phong lan rừng việt nam – (website: phonglanrung)
🌼 Bài viết giới thiệu về hoa Phong lan , cách trồng lan, cách ghép cành, cách chiết kie, cách lai giống hoa lan, cách chăm sóc và kích hoa lan Cách trị ốc sên hại hoa lan Bản quyền sưu tầm nhiều nguồn trên các báo điện tử online. Cách trị ốc sên hại hoa lanXin chào các bạn, vào thời điểm tháng 4 dương cuối xuân đầu hạ, trời miền bắc mưa ẩm và ấm hơn hẳn tháng 2 dương, các loại lan bật rễ nảy mầm gốc non xanh mơn mởn cũng là…22Th6
🏵️ Chuyên trang tin tức Hoa lan-cây cảnh Tương lai cuộc sống với lan tỷ đồng và kỷ nguyên nhân loại Bài viết hoa lan việt nam Có hàng trăm các giống lan Việt Nam, trong đó các loài lan được trồng rộng rãi trên khắp đất nước. Họ phong lan phân bố rộng từ 68° vĩ Bắc đến 56° vĩ Nam, từ gần Bắc cực như Thụy Điển, Alaska, xuống tận các đảo cuối cùng ở cực Nam của Oxtralia. Tuy nhiên tập trung của họ phong lan chủ yếu ở các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt ở châu Mỹ và Đông Nam Á. Đến nay loài người đã biết được trên 750 chi với 25.000 loài lan tự nhiên và 75.000 loài lan do kết quả chọn lọc và lai tạo.
– Tác phẩm Cách trị ốc sên hại hoa lan và quyền tác giả GHI tại đầu hoặc/và cuối chân mỗi trang/bài viết. Thuộc quyền phát hành từ trang tin tức về Phong Lan Rừng cây cảnh Việt Nam (website chia sẻ: PHONGLANRUNG) và cấp phép đăng bài lại theo giấy phép chia sẻ GNU/GPL tại trang web https://tintuphuong.com PHI LỢI NHUẬN và không chịu bất cứ trách nhiệm nào với nội dung đang phân phối – có ghi nguồn.