Lan Hài là một nhóm rất khác biệt, chúng có thể dễ dàng nhận ra bởi cấu trúc hoa khác thường với một cánh hoa giữa hình túi sâu trông giống như một chiếc hài(trong chuyên môn gọi là môi hay cánh môi) nằm ở vị trí thấp nhất của hoa, tạo nên một vẻ bề ngoài rất đặc sắc. Và do vậy nó trở thành tên chung của nhóm này.
Cũng như vậy, tên Latin của chi lan Hài lớn nhất Paphiopedilum có thể dịch nghĩa là: ”Chiếc hài của Paphos”. Paphos là nơi sinh của Aphrodite, vị thần tình yêu và cái đẹp trong thần thoại Hy Lạp (còn được gọi là thần Vệ nữ – Venus theo người La Mã) và pedilon là một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là cái hài hay cái giày. Chiếc môi đặc sắc và hình dạng khác thường của hoa làm cho Lan Hài dễ dàng phân biệt với tất cả các loài Lan khác.
✨ ĐỌC RỒI, XEM RỒI > chán mắt quá rồi > tìm hiểu ngay đây Wordpress Theme premium nguồn cấp phát sạch Wordpress Plugin freemium tải ngay miễn phí > tại đây nhé !
Về mặt thực vật học, các loài Lan Hài thuộc vào năm chi: Cypripedium L., Mexipedium V.A Albert & M.W Chase, Paphiopedilum Pfitzer, Phragmipedium Rolfe và Selenipedium Rchb.f. Khoảng 50 loài của chi Cypripedium, thường được gọi là Hài vệ nữ, phân bố tại các vùng ôn đới và núi của bán cầu bắc. Vùng nhiệt đới châu Mỹ là nơi phân bố của 25 loài thuộc các chi Mexipedium, Phragmipedium và Selenipedium. Xấp xỉ 75(con số bây giờ lớn hơn nhiều) loài của chi Paphiopedilum phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á từ nam Ấn Độ và đông Himalaya ở phí tây đến Philipine, New Guinea và quần đảo Solomon ở phía đông. Các loài nhiệt đới châu Á của chi Paphiopedilum đã được lai giống để trồng rất phổ biến trong 140 năm gần đây. Các loài thuộc chi Phragmipedium cũng đã được lai giống để trồng ít phổ biến hơn.
Cypripedium
Mexipedium
Paphiopedilum
Phragmipedium
Selenipedium
Một số lớn các loài lan Hài và các dòng lai nhân tạo từ chúng đã được trồng và trở thành một trong các nhóm cây cảnh phổ biến nhất tại nhiều quốc gia. Mặc dù vậy, phần lớn các loài này đều rất hiếm gặp trong tự nhiên. Phần lớn chúng phân bố ở các nơi sống hiểm trở không đến được như các vách đá dựng đứng tại các vùng núi hay mỏm đá gần thác nước, hay trong tán của các cây cổ thụ gỗ cao. Ngoại trừ rất ít trường hợp, các loài lan Hài là một cấu phần không thể thiếu của rừng nguyên sinh và chúng có thể bị tuyệt chủng một cách nhanh chóng và không thể phục hồi được khi các quần thể xã thực vật tự nhiên bị con người phá hủy. Vì lý do đó, có rất ít người đã từng nhìn thấy các loài thực vật tuyệt vời này tại nơi sống tự nhiên của chúng vốn chỉ tồn tại ở một vài vùng rừng nguyên thủy còn sót lại.
Trong các vùng núi ở Việt Nam, nơi còn sót lại những mảnh rừng nguyên sinh đa dạng nhất, các loài lan Hài rất phong phú. Mặc dù là nhóm rất hiếm, tính đa dạng của Lan Hài tại Việt Nam cao hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nhiều loài của Việt Nam không chỉ rất hiếm mà còn là loài đặc hữu hẹp, là báu vật của quốc gia có tầm quan trong quốc tế.
Sự nhận thức ngày càng tăng về yêu cầu bảo vệ và cứu vớt các loài Lan Hài tự nhiên của Việt Nam là mục tiêu chính của việc rà soát lại nhóm thực vật đặc sắc, đang bị đe dọa tiêu diệt và đang biến mất nhanh chóng khỏi nơi sống tự nhiên của chúng.
🌼 Bài viết giới thiệu về hoa Phong lan , cách trồng lan, cách ghép cành, cách chiết kie, cách lai giống hoa lan, cách chăm sóc và kích hoa lan Thế nào là Lan Hài? Bản quyền sưu tầm nhiều nguồn trên các báo điện tử online. Không có phản hồi
🏵️ Chuyên trang tin tức Hoa lan-cây cảnh Hiện đại cuộc sống cùng hoa lan, lối sống trong kỷ nguyên 5CT Bài viết hoa lan việt nam Có hàng trăm các giống lan Việt Nam, trong đó các loài lan được trồng rộng rãi trên khắp đất nước. Họ phong lan phân bố rộng từ 68° vĩ Bắc đến 56° vĩ Nam, từ gần Bắc cực như Thụy Điển, Alaska, xuống tận các đảo cuối cùng ở cực Nam của Oxtralia. Tuy nhiên tập trung của họ phong lan chủ yếu ở các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt ở châu Mỹ và Đông Nam Á. Đến nay loài người đã biết được trên 750 chi với 25.000 loài lan tự nhiên và 75.000 loài lan do kết quả chọn lọc và lai tạo.
– Tác phẩm Thế nào là Lan Hài? và quyền tác giả GHI tại đầu hoặc/và cuối chân mỗi trang/bài viết. Thuộc quyền phát hành từ trang tin tức về Phong Lan Rừng cây cảnh Việt Nam (website chia sẻ: PHONGLANRUNG) và cấp phép đăng bài lại theo giấy phép chia sẻ GNU/GPL tại trang web https://tintuphuong.com PHI LỢI NHUẬN và không chịu bất cứ trách nhiệm nào với nội dung đang phân phối – có ghi nguồn.
* Nội dung chia sẻ và học tập !