Ngày 4/3, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chủ trì Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước tháng 3 của Bộ TT&TT. Hội nghị còn có sự tham dự của các Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long, Phan Tâm, Nguyễn Thanh Lâm và Nguyễn Huy Dũng.
Quản lý và phát triển ngành TT&TT phải cân bằng
✨ ĐỌC RỒI, XEM RỒI > chán mắt quá rồi > tìm hiểu ngay đây Wordpress Theme premium nguồn cấp phát sạch Wordpress Plugin freemium tải ngay miễn phí > tại đây nhé !
Năm 2024, định hướng làm việc được Ban cán sự Đảng Bộ TT&TT đưa ra là: “Rộng hơn – Toàn diện hơn – Nhanh hơn – Chất lượng hơn – Thiết thực hơn”. Khẩu hiệu hành động này đã được các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành cụ thể hóa từ rất sớm.
>> Đại lý “bắt tay” nhân viên nhà mạng kích hoạt SIM online cho thuê bao mới
Theo báo cáo của Văn phòng Bộ TT&TT, trong 2 tháng đầu năm 2024, doanh thu toàn ngành TT&TT ước đạt 653.284 tỷ đồng, tăng 24,55% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận toàn ngành ước đạt 46.300 tỷ đồng, tăng 15%. Đóng góp của ngành TT&TT vào GDP ước đạt 148.063 tỷ đồng, tăng 12,51% so với cùng kỳ.
Tại hội nghị, một trong những nhiệm vụ lớn mà Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đặt ra cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong năm 2024 là phải cân bằng giữa quản lý và phát triển.
Theo đó, Bộ TT&TT sẽ sớm có buổi làm việc với các doanh nghiệp phát triển nội dung số, doanh nghiệp bưu chính, các mạng xã hội… để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Những vấn đề được Bộ trưởng lưu tâm là làm sao để hỗ trợ các doanh nghiệp nội dung số trong nước, vấn đề chống độc quyền trong bối cảnh nổi lên xu hướng kinh doanh khép kín của các sàn thương mại điện tử, các mạng xã hội, vấn đề khuyến mãi tràn lan của các doanh nghiệp xuyên biên giới gây ảnh hưởng xấu tới thị trường…
Bộ trưởng cũng lưu ý những vấn đề nóng của ngành TT&TT cần sớm được giải quyết trong năm 2024, đó là vấn nạn lừa đảo trực tuyến đang trở thành nỗi đau chung của toàn thể xã hội, vấn đề SIM rác kéo dài, chưa thể xử lý dứt điểm.
Để làm được điều đó, một trong những biện pháp cần làm ngay là gắn tên định danh (brandname) cho số điện thoại của các cơ quan công quyền, xử lý nghiêm và dừng hoạt động các điểm bán ghi nhận SIM rác.
Bộ TT&TT cũng sẽ điều chỉnh tỷ lệ thông tin tiêu cực trên không gian mạng, để phản ánh một cách chính xác dòng chảy chính, tạo niềm tin cho xã hội, nhưng đồng thời vẫn phản ánh được cái xấu, đủ sức răn đe, cảnh báo để xã hội tốt lên.
Để thúc đẩy chuyển đổi số, Bộ trưởng cho rằng, cách tốt nhất để làm các công việc mới là thí điểm với mô hình nhỏ và làm đến nơi. Khi có kết quả, cần nhân rộng mô hình với các hướng dẫn chi tiết theo kiểu “cầm tay chỉ việc”.
Một điểm sáng trong công tác điều hành của Bộ TT&TT thời gian qua là việc biệt phái, luân chuyển cán bộ. Các cán bộ sau quá trình luân chuyển, biệt phái, có thành tích tốt đều đã được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn, thậm chí có cả cấp Thứ trưởng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, truyền thống luân chuyển cán bộ cần được tiếp tục duy trì thường xuyên. Trước mắt, Bộ TT&TT sẽ có buổi tổng kết kinh nghiệm, từ đó hình thành, bổ sung, hoàn thiện quy chế về việc luân chuyển cán bộ.
Đối với công việc của năm 2024, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị phải lập kế hoạch triển khai cụ thể theo từng ngày để Văn phòng Bộ đôn đốc việc thực hiện.
Bộ trưởng cũng lưu ý trưởng các đơn vị cần dành thời gian nghiên cứu lý luận thực tiễn trong việc phát triển thể chế, cởi mở với báo chí và nghiên cứu các bài học thực tế trong lĩnh vực được giao quản lý để chia sẻ cho người dân, doanh nghiệp tham khảo.
Học hỏi quốc tế về cách nghĩ, cách làm mới
Tại Hội nghị, nhiều cách nghĩ mới, cách làm hay của thế giới cũng đã được chia sẻ. Tại tham luận về định hướng phát triển hạ tầng số của Singapore, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) Nguyễn Thành Phúc cho rằng, Singapore có quan điểm rất hay trong phát triển hạ tầng số, đó là đầu tư phải đi trước nhu cầu.
Đây là lý do nước này tập trung vào 5 ưu tiên chiến lược, đó là đầu tư phát triển dung lượng cáp quang biển, xây dựng kết nối nội địa, đảm bảo an toàn thông tin, phát triển trung tâm dữ liệu xanh, bền vững và thúc đẩy các tiện ích số Singapore Digital Utility Stack để tạo hạ tầng mềm cho người dân, doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, điểm chính yếu mà Việt Nam cần học trong câu chuyện của Singapore nằm ở chữ “Stack”. Đó là chuyển đổi số bằng cách tiếp cận phân tầng, nhằm biến việc khó thành việc dễ, đồng thời phân chia công việc cụ thể cho Chính phủ và các doanh nghiệp.
Lúc này, Nhà nước sẽ đứng ra làm các công việc mang tính nền tảng cho đổi mới như ra đời các thông tư, nghị định. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi số ở các lớp phía trên. Cách tiếp cận phân tầng của Singapore sẽ là sự bổ sung cho lý luận Việt Nam về chuyển đổi số.
Xanh hóa phần mềm (Greening Software) là một trong những định hướng tiên phong của Singapore. Nói về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, công nghệ đang là ngành tiêu tốn nhiều năng lượng.
Vấn đề trên chỉ có thể giải quyết bằng việc phát triển các phần mềm, con chip cho các tính năng cụ thể thay vì các tác vụ đại trà vốn tiêu tốn nhiều tài nguyên. Đó là lý do dẫn tới sự xuất hiện của các chương trình private AI, trợ lý ảo chỉ trả lời về một lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó là trường phái chip ứng dụng cho 1 chức năng cụ thể (specific chip).
Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT) Trần Minh Tuấn mang tới hội nghị bài tham luận về phương pháp quản trị mới bằng việc kết hợp giữa OKRs và trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là cách thúc đẩy tăng trưởng, sáng tạo và cải thiện hiệu suất đang được đơn vị này thử nghiệm triển khai.
Mô hình quản trị bằng OKRs đã được nhiều tập đoàn công nghệ như Oracle, Linked, Microsoft và một số quốc gia áp dụng. Do đó, ông Tuấn đặt vấn đề về việc các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam liệu có nên chuyển sang cách thức quản trị OKRs để đổi mới?
Nhận định về mô hình này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, OKRs là cách quản trị theo kiểu đặt mục tiêu cao và có sự điều chỉnh khi thực hiện. Phương pháp này là cách tiếp cận ngược của KPI vốn quản lý cứng dựa theo hiệu suất làm việc của từng cá nhân.
Bộ trưởng cũng lưu ý lãnh đạo các đơn vị về việc cần vận dụng mô hình quản trị theo kiểu KPI và OKRs sao cho đúng người, đúng việc. OKRs là phương pháp quản trị phù hợp với các nhân sự xuất sắc, sáng tạo. Trong khi, KPI chính là cách chia mục tiêu thành từng đầu việc nhỏ, phù hợp với cách làm “cầm tay chỉ việc”.
Theo Bộ trưởng, một tổ chức chỉ có thể ứng dụng OKRs nếu từng nhân sự trong đó có ý thức kỷ luật, tự giác tốt, biết cách làm các công việc của mình. Cách tiếp cận theo kiểu OKRs sẽ phù hợp với các công ty công nghệ, bởi đây là nơi đòi hỏi sự sáng tạo, khác biệt.
Từ những nhận thức, cách làm mới được chia sẻ tại buổi giao ban, Bộ trưởng yêu cầu lãnh đạo các đơn vị quán triệt với tinh thần làm tốt các việc của mình nhanh hơn, cách tiếp cận dễ hơn, từ đó tạo ra thành quả thúc đẩy Bộ, ngành phát triển.
>> Cục Viễn thông rà soát, kiểm tra, đảm bảo việc dừng bán SIM tại đại lý
Có thể bạn chưa biết ! Chuyên cung cấp thiết bị, phụ kiện cân điện tử chuyên dụng cân điện tử chính xác nhà cung cấp cân điện tử uy tín và giá tốt nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Với nhiều năm trong nghề và đội ngủ sửa chữa cân, kinh doanh năng động.