Trong quý I/2024, lợi nhuận trước thuế của 27 ngân hàng niêm yết ghi nhận mức tăng trung bình gần 10% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, đóng góp tăng trưởng chính đến từ các ngân hàng đầu ngành với mục tiêu lợi nhuận 2024 trên 10.000 tỷ đồng như VPB (+64%), LPB (+84%), HDB (+47%), TCB (+39%), STB (+11%), SHB (+11%).
Kế hoạch kinh doanh và kết quả thực hiện của một số ngân hàng (Nguồn: Mirea Asset) |
Mirea Asset cho biết, năm 2024, tổng lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng được kỳ vọng tăng khoảng 35,5% so với năm 2023, tương đương với mức tăng trưởng bùng nổ trong giai đoạn năm 2021 – 2022. Thông thường, đa phần các ngân hàng sẽ đặt mục tiêu vừa tầm với khả năng hoàn thành cao. Các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận năm nay bao gồm:
✨ ĐỌC RỒI, XEM RỒI > chán mắt quá rồi > tìm hiểu ngay đây Wordpress Theme premium nguồn cấp phát sạch Wordpress Plugin freemium tải ngay miễn phí > tại đây nhé !
(1) Về chi phí: Hầu hết các ngân hàng đã ước tính chi phí đầu tư công nghệ và tinh giản nhân lực để tối ưu hóa hoạt động nên chi phí sẽ ổn định. Bên cạnh đó, chi phí dự phòng dù khó giảm nhưng đa phần các ngân hàng đã thích nghi với “bình thường mới“, nên lợi nhuận sẽ không chịu quá nhiều áp lực.
(2) Về nợ xấu: Khả năng cao là Thông tư 02 sẽ được gia hạn cũng như nhiều ngân hàng tái tận dụng công cụ trái phiếu đặc biệt (VAMC) nếu nhận thấy việc trích lập dự phòng trong thời gian dài hơn khi để trong nội bảng là cần thiết.
(3) Về thu nhập: Số liệu quý I/2024 cho thấy, mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành là 1,34%, đây là mức tăng thấp nhất trong gần 1 thập kỷ, chỉ có một số ngân hàng giữ được mức tăng tốt như TCB (+7,1%), HDB (+6,1%), ACB (+3,8%).
Số liệu tăng trưởng tín dụng toàn ngành và một số ngân hàng (Nguồn: Mirea Asset) |
Mirea Asset dự kiến, tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục cải thiện, đặc biệt khi các thông tư mới hướng dẫn áp dụng Luật Đất đai mới được kỳ vọng ban hành vào cuối quý II/2024, thị trường bất động sản tiếp đà hồi phục, nhu cầu vốn tăng lên.
Tuy nhiên, sự phân hóa cũng sẽ xảy ra do rào cản tham gia thị trường bất động sản trở lên khó khăn hơn. Một số ngân hàng có quan hệ đối tác chặt chẽ với các nhà phát triển bất động sản có lợi thế hơn trong tăng trưởng tín dụng đối với mảng khách hàng cá nhân (cho vay mua nhà) cả ngắn hạn và trung hạn như TCB, HDB, MBB và VPB.
NIM nhóm ngân hàng sẽ xảy ra sự phân hóa |
Biên lãi thuần (NIM) cũng có sự phân hóa. NIM trung bình quý I/2024 của các ngân hàng niêm yết ghi nhận mức giảm nhẹ khoảng 0,27% so với cùng kỳ, chỉ có một số ngân hàng tăng được NIM như TCB, LPB, HDB với mức tăng khoảng tăng khoảng 0,3 – 0,4% so với cùng kỳ.
Mirea Asset cho rằng, NIM sẽ khó quay lại giai đoạn cực kỳ thuận lợi như 2021 – 2022. Nhưng việc gia tăng chênh lệch lãi suất và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vẫn duy trì sẽ là yếu tố kỳ vọng NIM sẽ hồi phục tương đối trong ngắn hạn.
Nhà đầu tư cũng cần thận trọng với việc nhóm nhà đầu tư ngoại liên tục rút ròng do nhiều yếu tố khách quan, điều này ảnh hưởng đến tiềm năng tăng giá của nhóm ngân hàng vì tỷ trọng sở hữu của khối ngoại trong ngành ngân hàng khá cao. Ngoài ra, áp lực tỷ giá và lạm phát có thể ảnh hưởng tới quyết định can thiệp của Ngân hàng Nhà nước bằng cách hút bớt thanh khoản trong nền kinh tế, phần nào ảnh hưởng đến triển vọng chung của thị trường chứng khoán trong ngắn hạn.
>> Nhóm cổ phiếu ngân hàng: Giá này vẫn ‘rẻ’?
Có thể bạn chưa biết ! Chuyên cung cấp thiết bị, phụ kiện cân điện tử chuyên dụng cân điện tử chính xác nhà cung cấp cân điện tử uy tín và giá tốt nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Với nhiều năm trong nghề và đội ngủ sửa chữa cân, kinh doanh năng động.