TP.HCM đặt mục tiêu đưa toàn bộ nền hành chính vận hành trên các nền tảng số, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số toàn diện, thúc đẩy kinh tế số, xã hội số và phát triển đô thị thông minh…
Ngày 22/10, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM phối hợp với Hội Tin học Thành phố tổ chức Tuần lễ Chuyển đổi số năm 2024 với chủ đề “Công nghệ mới – Động lực tăng trưởng mới của TPHCM”.
✨ ĐỌC RỒI, XEM RỒI > chán mắt quá rồi > tìm hiểu ngay đây Wordpress Theme premium nguồn cấp phát sạch Wordpress Plugin freemium tải ngay miễn phí > tại đây nhé !
NĂM VẤN ĐỀ ĐỐI VỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TP.HCM
Báo cáo tóm tắt về hoạt động chuyển đổi số của TP.HCM trong 4 năm qua, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Lâm Đình Thắng cho biết: Thành phố đã thực hiện đổi mới tư duy và thống nhất nhận thức; phát triển hạ tầng số, phát triển các nền tảng số dùng chung với quy mô toàn Thành phố; đảm bảo an toàn thông tin; thúc đẩy phát triển kinh tế số, nhất là trong các ngành kinh tế trọng tâm như: thương mại điện tử, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, logistics, năng lượng và du lịch…
Chương trình Chuyển đổi số của Thành phố xác định mục tiêu đến năm 2025, TP.HCM thuộc 5 địa phương đứng đầu về Chính phủ điện tử, kinh tế số chiếm 25% GRDP; đến năm 2030, Thành phố sẽ hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số và dữ liệu được chia sẻ rộng khắp toàn xã hội.
“Chủ đề của Tuần lễ Chuyển đổi số 2024 là “Công nghệ số – Động lực tăng trưởng mới của TP.HCM” là một trong những vấn đề quan trọng được đặt ra trong quá trình xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2025 – 2030. Điều này có nghĩa là, tăng trưởng kinh tế của TP.HCM giai đoạn mới sẽ dựa vào công nghệ số, kinh tế số. Vấn đề đặt ra hiện nay không còn là định hướng mà phải tìm ra lời giải để thực hiện các định hướng này”, ông Thắng nhấn mạnh.
Thông qua Tuần lễ Chuyển đổi số năm 2024, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM mong muốn các diễn giải, đại biểu sẽ cùng tham gia tìm lời giải, giải pháp cụ thể đối với TP.HCM cho năm vấn đề.
Thứ nhất, Thành phố sẽ phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số; chuyển đổi số phải song hành với chuyển đổi xanh; phát triển công nghệ xanh phải gắn liền với phát triển công nghệ số.
Thứ hai, Thành phố ưu tiên phát triển hạ tầng số nhằm tạo ra không gian phát triển mới, đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số của TP.HCM; kiên trì xây dựng và phát triển các nền tảng số.
Thứ ba, kinh tế số sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng và là động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế Thành phố nhanh, bền vững. Bài toán đặt ra hiện nay là cụ thể hóa chính sách hỗ trợ của TP.HCM cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số.
Thứ tư, Thành phố sẽ vận dụng tối đa thẩm quyền để xây dựng chính sách cho chuyển đổi số, hoạt động trên môi trường số có tính vượt trội, nhằm kiến tạo phát triển kinh tế số và xã hội hóa. Thành phố xác định quản trị số dựa trên công nghệ số và dữ liệu là nền tảng để quản trị TP.HCM trong giai đoạn 2026 – 2030.
Thứ năm, Thành phố sẽ vận dụng nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển nhanh nguồn nhân lực số để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả; xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư; phát triển xã hội số, phổ cập kỹ năng số để người dân được tiếp cận kiến thức, trang bị kỹ năng để tham gia tích cực và thụ hưởng bình đẳng.
TRIỂN KHAI CÁC NỀN TẢNG SỐ, KHO DỮ LIỆU DÙNG CHUNG
Tại Tuần lễ Chuyển đổi số năm 2024 TP.HCM, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM (HCMC-DXC) bà Võ Thị Trung Trinh cho biết Thành phố đang hoàn chỉnh và bổ sung thêm nền tảng phần mềm quan trọng theo Khung kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố, hình thành Kho dữ liệu dùng chung, nhờ đó tiết kiệm chi phí so với phải mua sắm bản quyền riêng lẻ.
Ngoài ra, Thành phố cũng sẽ cung cấp công cụ quản lý đầy đủ thông tin về tổ chức khu phố, ấp và ban quản trị của khu phố, ấp; Ứng dụng công dân số, cung cấp công cụ để người dân tương tác với chính quyền địa phương, tiếp nhận thông tin chính thống trong triển khai các chính sách, chủ trương. Hiện, những nền tảng số này đang thực hiện thủ tục giai đoạn đầu tư, dự kiến quý 1/2025 đưa vào sử dụng.
Trong đó, ứng dụng công dân số đang chuẩn bị các phương án kỹ thuật để có thể sử dụng vào tháng 11/2024. Công dân số sẽ cung cấp chức năng: tra cứu thông tin cơ sở khám chữa bệnh; Tra cứu cơ sở giáo dục, thông tin tuyển sinh; Tra cứu địa điểm tham quan, du lịch; Nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến; Tra cứu dữ liệu cá nhân.
Bên cạnh đó, còn có các giải pháp khác đang hoàn thiện và sớm đưa vào sử dụng các nền tảng số dùng chung của Thành phố; Tạo lập các dữ liệu theo Chiến lược quản trị dữ liệu của Thành phố ban hành; Đẩy mạnh tích hợp và chia sẻ dữ liệu; Hoàn thiện và đầu tư bổ sung hạ tầng số đáp ứng cho nhu cầu phát triển ứng dụng đô thị thông minh, chuyển đổi số cho giai đoạn 2026-2030. Đặc biệt là hạ tầng tính toán hiệu năng cao cho các công nghệ đột phá, trong đó có AI.
Tại phiên khai mạc, các diễn giả đến từ Viện Đô thị Thông minh và Quản lý (ISCM) trực thuộc Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), Viettel TP.HCM, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII) cũng đã chia sẻ góc nhìn, thảo luận và bàn về giải pháp, xu hướng ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số cho Thành phố.
Ngoài ra, Tuần lễ Chuyển đổi số năm 2024 cũng tập trung vào khai thác ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), an toàn thông tin để khai thác dữ liệu hiệu quả, thúc đẩy chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Thật ngạc nhiên rằng [ứng dụng Tứ phương] Tăng trưởng kinh tế của TP.HCM giai đoạn mới sẽ dựa vào công nghệ số, kinh tế số!
Rất có thể bạn chưa chắc chắn ! Cân Điện Tử Công Nghiệp chuyên sản xuất và phân phối các loại cân sàn 2 tấn điện tử hàng đầu tại Tp. Hồ Chí Minh. Hãy đến ngay website thiết bị đo lường của chúng tôi và trải nghiệm sản phẩm cân và thiết bị cân. Sản xuất và kinh doanh với Thiết bị cân công nghiệp và đo lường chính xác