(tintuphuong.com) Rất nhiều công ty công nghệ nổi tiếng được thành lập ngay từ khi các nhà sáng lập vẫn còn là sinh viên như: Google, Facebook, Dropbox, Lime đều xuất phát từ cái nôi trường đại học.
Hiện nay, gần như tất cả các trường đại học ở Mỹ đều có chương trình hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên. Trong vòng 3 năm trở lại đây, top 10 trường ĐH ở Mỹ đã sản sinh ra hơn 1000 start-up.
Không chỉ ở Mỹ, xu hướng khởi nghiệp ngay từ trong trường đại học ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Các trường đại học ở các quốc gia phát triển như Vương quốc Anh Canada, Nhật, Úc đều đã phát triển những chương trình ươm tạo riêng. Ở VN, các trường lớn như Đại học quốc gia Hà Nội, Bách Khoa Hà Nội, Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Ngoại Thương… đều đã xây dựng vườn ươm khởi nghiệp.
✨ ĐỌC RỒI, XEM RỒI > chán mắt quá rồi > tìm hiểu ngay đây Wordpress Theme premium nguồn cấp phát sạch Wordpress Plugin freemium tải ngay miễn phí > tại đây nhé !
Tại sao khởi nghiệp từ khi đang học lại trở thành một xu hướng ngày càng gia tăng trong giới sinh viên? Tại sao ngày càng nhiều sinh viên khởi nghiệp sáng tạo mặc dù việc này sẽ khiến họ phải quên đi các cuộc party hội hè, các mối tình giảng đường lãng mạn, hay là vui chơi rong ruổi cùng đám bạn thân.
Từng khởi nghiệp ngay từ khi còn trên ghế giảng đường, tôi có thể hiểu những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi muốn thực hiện một dự án do họ thiếu rất nhiều yếu tố cần thiết. Thế giới ngày càng phẳng, kinh nghiệm từ các trường đại học trên thế giới ngày càng được cập nhật nhanh chóng trong giới sinh viên khởi nghiệp. Với những lý do dưới đây, tôi tin rằng các bạn trẻ nên ngay lập tức bắt tay xây dựng dự án đổi mới sáng tạo.
Lý do thứ nhất: Thời gian
Dù chương trình học ở trường đại học có nặng đến thế nào thì đây vẫn là là thời điểm bạn có rất nhiều thời gian để bắt đầu dự án mà bạn trăn trở, ấp ủ hàng ngày.
Ít nhất bạn có kỳ nghỉ hè để có thể bước vào cuộc phiêu lưu kinh doanh trong khi đám bạn của bạn đang tận hưởng mùa hè ở đâu đó và có thể, rất nhiều năm sau họ vẫn còn đi làm thuê. Hơn nữa, thực hiện dự án trong lúc theo học đại học cũng giúp các bạn sinh viên làm quen và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm về việc quản lý thời gian và dự án.
Lý do thứ hai: Quyền được thất bại
Một trong các câu cửa miệng của giới khởi nghiệp là “fail fast”, nghĩa là thất bại nhanh chóng. Đây là một triết lý mà mục tiêu quan trọng là kiểm tra xem một ý tưởng có tốt hay không trong khi giảm thiểu hậu quả tiềm tàng của thất bại, mỗi thất bại sẽ sinh ra một thử nghiệm mới để tìm kiếm thành công.
Triết lý này càng phù hợp đối với sinh viên, khi quyền ưu tiên về sự thất bại của bạn lớn hơn rất nhiều so với quyền được thất bại khi bạn 25 tuổi, 30 tuổi hay 35 tuổi. Thử nghĩ xem, khi bạn đang có công việc ổn định, khi bạn đã có nhiều mối quan hệ tình cảm cần chăm sóc, hay bạn đã có gia đình, đó là khi mà bạn ngày càng có nhiều mối ràng buộc và trách nhiệm đè lên đôi vai của mình. Bạn sẽ sợ thất bại mà không dám khởi nghiệp.
Fred Smith, founder của FedEx đã bắt đầu ý tưởng về dịch vụ vận chuyển ngay khi còn trên ghế đại học Yale và được coi là một ý tưởng tồi tệ, thất bại trước khi thành công đỉnh cao như ngày hôm nay. Mark Zuckerberg đã phát triển 2 sản phẩm (CourseMatch and Facemash) và thất bại khi còn đang học đại học tại Harvard trước khi xây dựng thành công Facebook ngày nay trong căn phòng ký túc của mình.
Lý do thứ ba: sự hỗ trợ
Khi còn là sinh viên, bạn có thể nhận được tất cả các sự hỗ trợ vô tư, nhiệt tình và rộng lượng nhất. Điều mà tác giả cuốn Nhà giả kim, Paulo Coelho từng viết không hề sai, khi bạn thật sự mong muốn một điều gì đó, cả vũ trụ sẽ hợp sức giúp bạn.
Ba yếu tố cần thiết cho sự khởi nghiệp là Tài nguyên, Đồng đội, Cố vấn (Mentor). Bạn hoàn toàn có thể tìm được ngay trong môi trường đại học xung quanh mình. Tất cả các sinh viên của các khoa trong trường bạn đều có thể là đồng sáng lập tài ba của bạn: từ CFO trong khoa tài chính, CEO trong khoa công nghệ hay COO trong khoa quản trị. Trong giảng đường đại học, Drew Houston, CEO của Dropbox đã tìm được Arash Ferdowsi, CTO là bạn học của mình. Sergey Brin và Larry Page, 2 founder của Google đã gặp nhau khi cùng làm PhD tại đại học Stanford.
Về cố vấn, tất cả các trường đại học đều có lực lượng Alumni hùng hậu, những người đã thành công luôn sẵn sàng quay lại để tìm kiếm, nuôi dưỡng những ý tưởng điên rồ và xuất sắc của thế hệ sau.
Cuối cùng là hệ thống vườn ươm khởi nghiệp sáng tạo tại tất cả các trường đại học, nơi bạn có quyền truy cập vào rất nhiều tài nguyên, từ các tri thức, công nghệ, các mối quan hệ kinh doanh cho đến các nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại đủ để bạn có thể khởi nghiệp sáng tạo mà không cần một số tiền lớn. Các vườn ươm đại học hàng đầu có thể kể đến StartX của Stanford hay I-Lab của Harvard.
Tuy nhiên, giữa một loạt các hỗ trợ mà bạn có thể nhận được, hãy sáng suốt lựa chọn hỗ trợ phù hợp để không phải đẽo cày giữa đường. Tham gia một cuộc thi về ý tưởng đổi mới sáng tạo là một lựa chọn không tồi. Để biết cuộc thi có chất lượng hay không, hãy nhìn vào đội ngũ mentor và cố vấn, hãy nhìn vào chương trình đào tạo họ cung cấp cho bạn, hãy nhìn vào cam kết, sự tận tâm của họ đối với đội thi ngay cả khi cuộc thi kết thúc. Nếu họ không bỏ rơi bạn giữa chừng, đó chắc chắn là một cuộc thi bạn có thể tin cậy.
Tóm lại, trong môi trường đại học, sinh viên có thể không thành công, nhưng là nơi họ có thể thất bại, khi họ ở trong một môi trường được bảo vệ, được xây dựng để học tập, cố gắng thử và trải nghiệm. Các trường đại học là một mạng lưới an toàn tự nhiên để xây dựng khả năng phục hồi, giúp các doanh nhân cá nhân khám phá những gì quan trọng nhất với họ và học cách thích nghi.
Nguyễn Như Văn
Chuyên gia trí tuệ nhân tạo/ Phó GĐ Dự án VILINKS – AVSE Global
Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu – AVSE Global có trụ sở tại Paris, tiên phong trong tư vấn chiến lược, đào tạo quản lý cấp cao và tổ chức diễn đàn chuyên môn thông qua kết nối chuyên gia, trí thức người Việt toàn cầu để đóng góp cho Việt Nam. AVSE Global có mặt trên 20 quốc gia, với hơn 300 hội viên quy tụ hơn 2.000 chuyên gia và là mạng lưới của trên 10.000 chuyên gia toàn cầu.
Hack4Growth là một cuộc thi về ý tưởng, giải pháp, sản phẩm đổi mới sáng tạo do AVSE Global tổ chức bao gồm 2 đợt:
Đợt 1: Kiến tạo nền tảng và Văn hoá đổi mới, sáng tạo vì Việt Nam
Đợt 2: Chung tay tìm ra giải pháp và truyền cảm hứng, niềm tin hành động vượt qua khó khăn kinh tế, xã hội trong và hậu Covid
Hạn chót nộp bài: 15/06/2020
Thông tin chi tiết về cuộc thi Đổi mới sáng tạo Hack4Growth – Covid Endgame
Website: https://www.hack4growth.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/VILinks.AVSEGlobal
Email: hack4growth@vietnaminnovationlinks.org
Trường Thịnh
Có thể bạn chưa biết ! Cân Điện Tử Công Nghiệp chuyên sản xuất và nhập khẩu và phân phối các loại cân điện tử hàng đầu tại Tp. Hồ Chí Minh. Hãy đến ngay website www.candientuhm.com của chúng tôi và trải nghiệm sản phẩm cân và thiết bị cân.
– Chuyên tin công nghệ 24h qua Trường Đại học: Môi trường lý tưởng để sinh viên khởi nghiệp Chuyên trang tin tức cập nhật mới nhất tại Tin mới công nghệ phân phối tin khoa hoc công nghệ.
– Tác phẩm và quyền tác giả GHI tại Đầu hoặc/và Cuối chân mỗi trang/bài viết. tác phẩm : Trường Đại học: Môi trường lý tưởng để sinh viên khởi nghiệp, cấp phát bởi báo điện tử Dân trí tại mục Sức mạnh số, theo chấp nhận số (DT01/2017)
– 💌 Website Tin tứ phương chuyên mục Khoa học và công nghệ là phi lợi nhuận và không chịu bất cứ trách nhiệm nào với nội dung đang phân phối – có ghi nguồn tại trang https://tintuphuong.com