Mô hình nhà máy thông minh kết nối 5G lên ngôi
- Viettel trả hơn 7500 tỷ đồng để lấy được “băng tần vàng” 5G
Giám đốc Phát triển Kinh doanh của SMART Modular Technologies, Vincent Hung cho hay, đang có làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam và họ cần các giải pháp cho nhà máy thông minh có kết nối 5G. Vì vậy, Smart Modular Technologies muốn đón đầu làn sóng này với việc thiết lập các đối tác cung cấp giải pháp cho các nhà máy thông minh.
✨ ĐỌC RỒI, XEM RỒI > chán mắt quá rồi > tìm hiểu ngay đây Wordpress Theme premium nguồn cấp phát sạch Wordpress Plugin freemium tải ngay miễn phí > tại đây nhé !
Trước đó, Giám đốc quốc gia Intel Việt Nam và Indonesia Yen Nee Goh cho hay, các mô hình nhà máy thông minh sẽ phát triển mạnh trong vòng 5 năm tới, trong đó Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm của khu vực. Dự báo quy mô ngành sản xuất thông minh toàn cầu sẽ đạt 384,8 tỷ USD năm 2025, gần gấp đôi mức 214 tỷ USD năm 2020. Khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ có tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm cao nhất thế giới trong lĩnh vực này, với ASEAN và Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm.
Chia sẻ về mô hình kinh doanh mà 5G đem lại khi nói chuyện với các nhà mạng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra dẫn chứng việc các nhà mạng Trung Quốc đã giải phóng sức lao động cho hàng triệu cô gái vẫn hằng ngày cầm kính lúp soi các bản mạch in để phát hiện lỗi. Họ dùng camera có gắn SIM 5G và chụp ảnh bản mạch chuẩn để chuyển về trung tâm dữ liệu, sau đó dùng AI để so sánh, phát hiện bản mạch bị lỗi. Đó là một ứng dụng số rất đơn giản, rất dễ làm nhưng giá trị mang lại thì vô cùng lớn và cũng giúp cho đất nước tăng năng suất lao động.
Bộ trưởng nhấn mạnh, nếu không có 5G thì không có tăng trưởng 10%, nhưng tăng trưởng 10% thì không chỉ là 5G mà là một hệ sinh thái 5G. Vậy nhà mạng hãy đi vào các ngành, các lĩnh vực để sáng tạo các ứng dụng số, giúp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số cho các ngành và các lĩnh vực. Đây cũng chính là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhà mạng sẽ cung cấp mạng 5G dùng riêng cho khu công nghiệp
Chia sẻ với VietNamNet các nhà mạng lớn cho rằng, mô hình kinh doanh dịch vụ 5G một cách hiệu quả cho khách hàng cá nhân chưa thực sự rõ ràng, nhưng nhu cầu mạng 5G dùng riêng cho các khu công nghiệp để phục vụ cho nhà máy thông minh đang cần thiết.
Ở góc độ của Viettel, Giám đốc Trung tâm di động – Viettel Telecom Nguyễn Văn Sơn cho biết, nhu cầu sử dụng 5G của người dân là nhiều nhưng số thiết bị hỗ trợ 5G còn thấp, chỉ chiếm khoảng 17-20%.
Trước thực trạng này, Viettel sẽ lựa chọn ưu tiên triển khai 5G ở những khu vực có nhu cầu cao, với tỷ lệ máy điện thoại hỗ trợ 5G lớn. Bên cạnh đó là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm đổi mới sáng tạo…
Chia sẻ thêm về những thách thức khi triển khai 5G, đại diện Viettel cho rằng, các dịch vụ nội dung trên 5G hiện chưa có nhiều, chỉ có video 4K, 8K, live streaming, còn ít các dịch vụ AR, VR… Do đó, các nhà mạng phải là đơn vị đi đầu trong việc triển khai xây dựng nội dung cho 5G.
Đồng quan điểm này, Phó Trưởng ban công nghệ Tập đoàn VNPT Nguyễn Quốc Khánh cho hay, hiện khoảng 18% thiết bị của người dùng VNPT đã có 5G; Và tỷ lệ thiết bị 5G sẽ tăng lên rất nhanh.
Bà Rita Mokbel Giám đốc Ericsson Việt Nam cho biết: “Chúng tôi hình dung 5G tại Việt Nam sẽ được triển khai thành hai giai đoạn. Ban đầu, công nghệ này sẽ được triển khai tại các thành phố lớn có mật độ thuê bao di động cao, cũng như tại các khu công nghiệp để cho phép các doanh nghiệp hưởng lợi từ mạng 5G riêng nhằm tăng hiệu quả và tự động hóa. Sau đó, 5G sẽ được phủ toàn quốc, phù hợp với mục tiêu của cả Chính phủ và nhà mạng”.
Hiện một số địa phương đã chia sẻ mong muốn được triển khai mạng 5G dùng riêng cho khác khu công nghiệp. Tại buổi làm việc mới đây với Bộ TT&TT, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã bày tỏ mong muốn được triển khai sớm mạng 5G dùng riêng cho khu công nghiệp của Becamex để phục phụ cho các doanh nghiệp triển khai mô hình nhà máy thông minh.
Hồi tháng 7/2023, Hải Phòng là thành phố đầu tiên có nhà máy thông minh ứng dụng thành công Viettel 5G Private Mobile Network vào vận hành nhà máy của Tập đoàn Pegatron. Nhà máy này được tự động hoá dựa trên kết nối của dịch vụ di động 5G với ưu thế tốc độ cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và hỗ trợ số lượng kết nối lớn.
Trước khi Viettel thử nghiệm thành công công nghệ 5G Private Mobile Network tại nhà máy của Pegatron, vào năm 2022, cảng Tân Vũ và Đình Vũ cũng đã triển khai công nghệ 5G cho các hoạt động ngành cảng biển để tối ưu hóa hoạt động.
Ông Hoàng Minh Cường, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đánh giá, đối với Hải Phòng dịch vụ 5G cho công nghiệp có tầm quan trọng sống còn. Hạ tầng số là một trong những điểm cần phải được đầu tư trước để tạo ra những lợi thế thu hút được đầu tư. Mô hình 5G Private Mobile Network sẽ được chính quyền Hải Phòng khuyến khích mở rộng sang nhiều nhà máy, khu công nghiệp, bến cảng để tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu quả.
- Chinh phục 5G – vươn tới sự xuất sắc không giới hạn
- Bộ TT&TT trao giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G cho Viettel và VNPT
- Viettel sẽ góp phần giải bài toán hạ tầng số bền vững ở Việt Nam
Có thể bạn chưa biết ! Chuyên cung cấp thiết bị, phụ kiện cân điện tử chuyên dụng cân điện tử chính xác nhà cung cấp cân điện tử uy tín và giá tốt nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Với nhiều năm trong nghề và đội ngủ sửa chữa cân, kinh doanh năng động.